Bão số 7 có khả năng mạnh thêm và ảnh hưởng trực tiếp đến TP.HCM

21/11/2007 10:29 GMT+7

* Các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau, Kiên Giang chịu ảnh hưởng bão * ATNĐ ngoài khơi Philippines có khả năng thành bão, ảnh hưởng đến Việt Nam (TNO) Bản tin mới nhất của TTDBKTTVT.Ư cho biết, Hồi 22 giờ ngày 21/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,7 độ Vĩ Bắc, 113,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam Biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km/giờ), giật trên cấp 10.

 


Đường đi của bão số 7, ghi nhận lúc 16h ngày 21.11
(nguồn: TTDBKTTVT.Ư)

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 7 di chuyển chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 22 giờ ngày 22/11 vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,1 độ Vĩ Bắc, 112,0 độ Kinh Đông. Tính từ tâm bão vùng gió xoáy mạnh từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300km.

Trong 24 đến 48 giờ tới bão số 7 di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10km. Đến 22 giờ ngày 23/11 vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,5 độ Vĩ bắc, 111,2 độ kinh đông. Tính từ tâm bão vùng gió xoáy mạnh từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300km.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực giữa và nam biển Đông (bao gồm quần đảo Trường Sa) có gió bão mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10. Biển động rất mạnh.

Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, vùng biển các tỉnh Trung bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7. Biển động mạnh.


Đường đi của bão số 7, ghi nhận lúc 13h ngày 21.11
(nguồn: TTDBKTTVT.Ư)

* Hồi 13h ngày 21.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,7 độ Vĩ Bắc; 115,2 Kinh Đông, trên khu vực phía Nam Biển Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật trên cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 7 di chuyển chủ yếu theo hướng tây mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 22.11 vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,0 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng

Theo TTXVN, ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc TTDBKTTVT.Ư cho biết: ngoài sự nguy hiểm của cơn bão số 7 dự kiến sẽ đổ bộ vào nước ta, rất có thể cùng một lúc nước ta sẽ phải đối phó với 2 cơn bão, bởi hiện nay có một cơn áp thấp nhiệt đới có khả năng thành bão ở ngoài khơi Philippines. Theo mô hình dự báo của Hải quân Hoa Kỳ, áp thấp này có khả năng mạnh lên thành bão và có thể mạnh đến cấp 12, giật cấp 14 vào ngày 23.11, khi đã vào gần đến miền nam Philippines, sau đó tiến về phía nam biển Đông. Theo đánh giá của giới chuyên môn, nếu có thì cơn bão này cũng còn khá xa nhưng nếu vào biển Đông, khả năng sẽ ảnh hưởng đến khu vực Nam Bộ.
200km.

Trong 24 đến 48 giờ tới bão số 6 di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 – 15 km. Đến 7 giờ ngày 23.11 vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,4 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông. Tính từ tâm bão vùng gió mạnh từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200km.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía nam biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có gió bão mạnh cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật trên cấp 8. Biển động rất mạnh.

Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, vùng biển các tỉnh Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7. Biển động mạnh.

Để chủ động phòng tránh và đối phó với bão, hồi 6 giờ ngày 21.11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo PCLBTW-UBQGTKCN đã có Công điện số 129 gửi: Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh ven biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau và Kiên Giang, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; Ban chỉ huy PCLB các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Xây dựng, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Dầu khí. Theo đó, Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương và đơn vị trên nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi và kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển tìm nơi trú tránh bão an toàn; kiên quyết không để người ở lại trên tàu thuyền, các chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản; kiểm tra các phương án sơ tán dân ở những khu nhà không đảm bảo chống với gió bão; duy trì lực lượng cứu hộ cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức trực theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của bão để đối phó và xử lý kịp thời các tình huống và thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ đạo PCLBTW và Văn phòng UBQGTKCN.

Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương đối phó với bão số 7

* Theo dự báo, nhiều khả năng bão số 7 (bão Hagibis) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến TP.HCM. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão, triều cường gây ra, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão TP.HCM đã yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, UBND huyện Cần Giờ nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, kêu gọi và hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động trên biển tìm nơi trú tránh bão an toàn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các tàu thuyền đang đánh bắt ven bờ, đang neo đậu tại bến; bố trí cho tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn trong mọi tình huống.

UBND huyện Cần Giờ chuẩn bị chu đáo kế hoạch di dời dân ở xã đảo Thạnh An vào đất liền; chuyển các hộ dân có nhà ở ven sông, ven biển, vùng trũng thấp có nguy cơ sạt lở, nhà đơn sơ không an toàn đến các địa điểm tạm cư kiên cố, đảm bảo an toàn cho dân khi bão đổ bộ.

Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị của thành phố và Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn tổ chức trực ban 24/24 giờ, chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến, hướng đi của bão; khẩn trương rà soát, bổ sung và triển khai các phương án, kế hoạch phòng chống lụt bão – tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống do ảnh hưởng của bão và ứng cứu khi cần thiết.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố, hiện nay mực nước tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) đang dao động trong khoảng 1,30 mét và dâng cao trong những ngày tới, do đó các địa phương cần đề phòng các tình huống bất lợi do sóng to, gió lớn, nước dâng và xả lũ của các hồ chứa thượng lưu; đồng thời có phương án chuẩn bị địa điểm sơ tán dân đối với các khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao. (TTXVN)

K.H

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.