Trung tá Lương Văn Đùa, Phó trưởng Phòng CSTT, Công an TP.HCM: 113 nhận tin là đi, thật giả tính sau !

23/12/2007 23:23 GMT+7

Khi công an phường chưa đáp ứng kịp thời những yêu cầu can thiệp khẩn cấp thì người dân vẫn còn một chỗ dựa khác: lực lượng Cảnh sát 113. Chiều 20.12, PV Báo Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với trung tá Lương Văn Đùa, Phó trưởng Phòng Cảnh sát trật tự - Công an TP.HCM - xung quanh vấn đề này.

* Thưa trung tá, khi gặp tình huống khẩn cấp, người dân gọi điện cho Cảnh sát 113 nhưng có trường hợp công an đến rất chậm. Là người đứng đầu lực lượng phản ứng nhanh của Công an TP.HCM, theo trung tá thì đâu là nguyên nhân?

- Khi gọi 113 bằng máy điện thoại bàn, hệ thống nhận tin, điện thoại bàn của quận nào sẽ tự động nối máy vào điện thoại trực phản ứng nhanh của quận đó. Sau khi nhận được tin báo, bộ phận trực của quận sẽ chuyển thông tin đến bộ phận ứng cứu. Tuy nhiên, kể từ khi Đội Cảnh sát 113 quận sáp nhập vào Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự - Cơ động quận thì công tác xử lý vụ việc có hạn chế. Bởi vì phải kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ khác nữa nên khó giải quyết rốt ráo, nhanh chóng những vụ việc cấp thiết. 

* Trung tá có thể nói rõ hơn về quy trình xử lý thông tin từ yêu cầu can thiệp khẩn cấp của người dân?

- Kể từ khi sáp nhập, tổng đài 113 quận đã chuyển cho đội tham mưu quận quản lý. Sau khi đội tham mưu nhận tin có 2 khả năng xảy ra: chuyển cho phường yêu cầu can thiệp hoặc điều động lực lượng của quận trực tiếp xuống hiện trường, tùy theo vụ việc...

* Công an phường có buộc phải báo lại tiến trình can thiệp vụ việc cho bộ phận trực phản ứng nhanh của quận? Còn bộ phận nhận thông tin của người dân có cách nào để biết công an phường can thiệp hay không can thiệp và có kịp thời hay không?

- Theo quy định thì sau khi giải quyết xong vụ việc, phường phải báo lại cho quận, song công tác hồi âm quá ít. Có quận, phường làm tốt, có quận, phường làm chưa tốt... 

 Trung tâm đã từng đề xuất Ban giám đốc Công an thành phố xử lý một số phường, quận chậm xử lý vụ việc. Ngoài ra, do nhân lực của phường, quận thiếu nên không đủ lực lượng để đi giải quyết các vụ việc. Có những lúc ngay cả chúng tôi khi gọi điện xuống quận hoặc phường cũng gặp tình trạng máy reo hoài không có người trả lời, khi gọi được thì nhận được thông tin là do anh em đi giải quyết các vụ việc khác... 

Mỗi phường hoặc mỗi quận chỉ có một tổ chuyên giải quyết những vụ việc như thế, khi gặp thời điểm có 2-3 vụ việc cùng xảy ra một lúc thì phường không có đủ lực lượng để xuống hiện trường can thiệp giải quyết. Việc phường, quận thiếu lực lượng là một thực tế.

* Người dân còn một chỗ khác nữa để gọi là 113 thành phố, với lực lượng như hiện nay, theo trung tá thì Cảnh sát 113 có đủ người để can thiệp theo yêu cầu của người dân?

Sẽ thành lập Lực lượng  bảo vệ dân phố

UBND TP.HCM đã thống nhất về nguyên tắc cho phép thành lập Lực lượng Bảo vệ dân phố tại phường - xã, thị trấn, khu phố, ấp. Biên chế tổ bảo vệ dân phố tại khu phố, ấp, trước mắt chỉ bố trí khoảng 4 đội viên; có địa điểm làm việc phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Theo UBND thành phố, việc thành lập Lực lượng Bảo vệ dân phố ở cấp phường - xã, thị trấn, khu phố, ấp là cần thiết, nhằm thực hiện một số biện pháp phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật. 

Đ.T - Như Ý

- Hiện Trung tâm Cảnh sát 113 - Công an TP.HCM phải "ôm" giải quyết sự việc ban đầu về tai nạn giao thông quá nhiều. Tuy nhiên, Trung tâm Cảnh sát 113 đảm bảo có mặt tại hiện trường giải quyết vụ việc tại các quận trung tâm. Trong trường hợp phường, quận nào có yêu cầu thì trung tâm cũng sẽ sẵn sàng điều động lực lượng xuống hiện trường hỗ trợ mặc dù quận, huyện ở xa. 

Tôi xin nhắc lại: nếu người dân thấy địa phương không giải quyết thì gọi bằng điện thoại di động, máy sẽ tự động nối vào tổng đài Trung tâm Cảnh sát 113 thành phố, trung tâm sẽ bố trí lực lượng xuống giải quyết. Trong thời gian tới, lực lượng 113 sẽ được chuyên biệt hóa và trở thành một phòng nghiệp vụ độc lập trong Công an TP.HCM, chúng tôi đang triển khai chọn 4 địa điểm để đặt các đội tác chiến của Phòng Cảnh sát 113, để thuận tiện nhất trong việc ứng cứu những thông tin yêu cầu can thiệp khẩn cấp của người dân ở từng khu vực khác nhau trong thành phố.

* Theo trung tá thì còn có thêm nguyên nhân nào gây trở ngại hoặc làm khó khăn cho việc tiếp nhận, xử lý kịp thời những thông tin của dân?

- Có nhiều người gọi điện thoại đến chọc phá, báo tin giả gây không ít khó khăn cho anh em khi thi hành nhiệm vụ. Theo chỉ đạo của trung tâm thì cứ nhận tin là đi, còn chuyện giả, thật xử lý sau. Vừa qua, trung tâm xử lý 2 trường hợp gọi điện thoại đến quậy phá, chửi bới. Trong đó, một người đàn ông (ngụ ở H.Bình Chánh) đi nhậu xỉn về, buồn tình gọi điện thoại 113 chửi bới um sùm làm ảnh hưởng đến mạng lưới thông tin Cảnh sát 113 đang làm việc... 

Hữu Phú - Đàm Huy (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.