• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

10 triệu chứng và hành vi của trẻ tự kỷ

25/04/2017 03:24 GMT+7

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, nhờ có thông tin trên các phương tiện truyền thông nên nhiều phụ huynh đã đưa con đến bệnh viện để khám và được tư vấn nên số trẻ mang chứng tự kỷ được phát hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên sự nhận biết các dấu hiệu của tự kỷ trong ngành y tế cũng như giáo dục vẫn còn hạn chế.

Bài: Trần Lệ Thuỷ
(Tài liệu tham khảo: Sổ tay tự kỷ của bác sĩ - www.helpautismnow.com)

 

1. Lúc 18 tháng tuổi, trẻ có những dấu hiệu như:

Nhìn bố mẹ và chỉ bằng ngón trỏ cho bố mẹ xem vật gì không? Nhìn theo khi bạn chỉ bằng ngón trỏ một vật gì không? Dùng trí tưởng tượng để chơi giả bộ không? Nếu trả lời không, thì trẻ có nguy cơ tự kỷ. Cần đưa trẻ đến bác sỹ tâm lý ngay.

 

2. Các vấn đề xã hội

Không quan tâm đến các trẻ khác đang chơi. Có vẻ hằn học với anh chị em. Ngồi gào khóc một mình thay vì gọi mẹ. Không để ý lúc cha mẹ đi hay lúc cha mẹ về nhà. Không quan tâm chơi ú òa hay những trò chơi tương tác khác. Phản ứng mạnh khi được cha mẹ bồng, ôm hay hôn. Không giơ tay đòi bế ra khỏi nôi khi có người đến bế.

 

cc-autism-16x9-1490506960447

 

3. Các vấn đề giao tiếp

Trẻ tự kỷ thường không nhận biết môi trường xung quanh và khó tiếp xúc với mắt. Vì thế trẻ có vẻ không quan tâm đến giao tiếp. Khi trẻ cần gì thường cầm tay chúng ta dắt đến vật đó hay nói cách khác, trẻ dùng cha mẹ hay người lớn như một công cụ để lấy cho trẻ vật yêu thích.

 

4. Trẻ thường có những hành vi lặp đi lặp lại

Vẫy tay. Nhìn liên tục quạt trần đang quay. Tự xoay vòng vòng. Xếp các đồ chơi thành hàng dài. Không quan tâm đến đồ chơi mà chỉ gắn bó với một số vật dụng. Thích bắt các hạt bụi bay trong nắng. Không biết cách chơi phù hợp với đồ chơi mà chỉ thích một phần của đồ chơi, như chỉ thích tập trung quay bánh xe của chiếc ô tô đồ chơi.

 

Autism Coplan web

 

5. Những hành vi kỳ lạ, bất thường

Lắc lư, đong đưa chân liên tục. Tắt và bật đèn liên tục. Ăn những đồ vật bất thường như quần áo, nệm hay màn cửa. Thích búng ngón tay trước mắt. Thích chui xuống nằm dưới gầm các vật nặng như dưới gầm giường bôi trét chất thải của mình. Thích tìm những động tác mạnh trên cơ thể (đập đầu vào tường, cào cấu mặt, tay chân, leo trèo nhảy trên cao xuống).

 

6. Các vấn đề vận động

Trẻ tự kỷ có những vận động bất thường. Một số trẻ có thể có những kỹ năng vận động đặc biệt ở một số lĩnh vực nhưng bị khiếm khuyết ở những kỹ năng vận động khác. Ngay một số trẻ có những kỹ năng vận động bình thường cũng có thể gặp khó khăn với những hoạt động như đạp xe đạp ba bánh, hay lái một xe hơi đồ chơi. Không biết đạp xe đạp ba bánh hay lái xe tải đồ chơi. Tuy nhiên trẻ lại có thể giữ thăng bằng cơ thể rất tốt đến lạ thường như đi trên khúc gỗ nhỏ không ngã, đi nhón gót chân cực siêu.

 

7. Nhạy cảm quá mức

Trẻ tự kỷ rất khó chịu đựng âm nhạc, tiếng động, các loại mặt vải và những thay đổi môi trường hay sinh hoạt. Càng tiếp xúc nhiều với cảm giác, trẻ càng có hành vi phản ứng.

 

shutterstock 254076706 huge resize

 

8. Các vấn đề cảm giác

Rất khó chịu khi cắt tóc. Không chịu buộc dây an toàn. Không chịu được những điều mới lạ như nến sinh nhật hay bong bóng. Không cho tắm rửa. Dễ nôn ói khi ngửi những mùi lạ trong nhà. Không chịu được âm nhạc. Thích quay những vật trước mặt. Trẻ có vẻ điếc, không giật mình khi nghe tiếng động to, nhưng có lúc lại có vẻ nghe bình thường.

 

9. Các hành vi tự gây thương tích

Đập đầu. Tự cắn mà không biết đau. Tự cào xé và xước da. Tự bứt cả nắm tóc.

 

tre-tu-ku-shutterstock QXCO

 

10. Các vấn đề an toàn

Không biết nguy hiểm (cho tay vào lửa, dửng dưng với thú dữ, đứng cạnh vực sâu không thấy sợ…). Không nhận ra những tình huống có thể làm cho mình bị tổn thương (cho tay vào ấm nước đang sôi, chơi với lửa không sợ bỏng, băng ngang đường không sợ xe ô tô, xe hon đa đụng…). Không sợ độ cao. Can thiệp giáo dục sớmCác nghiên cứu đã chứng minh can thiệp giáo dục sớm dẫn đến những kết quả tốt cho trẻ và gia đình. Can thiệp sớm có thể bao gồm việc dạy trẻ nhận biết những gì đang xảy ra trong môi trường xung quanh, biết chú ý, biết bắt chước hành vi, dần dần cải thiện những kỹ năng giao tiếp của trẻ. Gia đình trẻ cần được giới thiệu tới các trung tâm can thiệp sớm để được lượng giá nếu nghi ngờ chậm phát triển. Tùy theo nhu cầu của trẻ, sự can thiệp sớm có thể bao gồm trị liệu ngôn ngữ, màu sắc, trị liệu vật lý và trị liệu hướng nghiệp.

 

Bạn cần biết!
Chương trình “Màu sắc và sự phát triển của trẻ tự kỷ” là một hoạt động nằm trong tuyên ngôn “Thành phố Nhân văn”, vốn là cam kết của AkzoNobel nhằm vận dụng ba sức mạnh chủ lực – Nguyên liệu thiết yếu, Sự bảo vệ thiết yếu và Màu sắc thiết yếu - để tiếp thêm năng lượng cho các thành thị trên khắp thế giới, khiến cuộc sống hằng ngày của con người trở nên đáng sống và tràn đầy cảm hứng hơn. Tuy nhiên, những thành phố bền vững không thể thiếu đi sự nghiên cứu phát triển, và điều này chỉ có thể có được khi nền giáo dục vững chắc. Vì vậy, AkzoNobel đã không ngừng hỗ trợ và đầu tư vào công tác giáo dục cho thế hệ trẻ khắp nơi trên thế giới để giúp phát huy tối đa tiềm năng của những thế hệ trẻ.
Top
Top