• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

“Chợ nổi” ở Sài Gòn

01/04/2016 08:31 GMT+7

Họ đến từ nhiều miệt khác nhau của đồng bằng sông Cửu Long – mảnh đất trù phú hoa quả và cũng lắm kênh rạch. Họ, mỗi người một hoàn cảnh, dắt díu nhau trên những chiếc ghe, men theo con nước rời quê hương về mảnh đất mơ ước mang tên Sài Gòn. Họ phải đối mặt với đủ thứ thiếu thốn, hiểm nguy lẫn trăn trở của một kiếp người sống cảnh gạo chợ nước sông…

Bài và ảnh: Lê Phan

 

Nhiều người biết đến “chợ nổi Sài Gòn” dọc theo con Kênh Tẻ (Q.7), bến Phú Định (Q.8), TP.HCM với những bức ảnh buôn bán sông nước đẹp và sống động, gợi nhớ không gian trên bến dưới thuyền, với những ghe hoa rực rỡ mùa tết và những chiếc đò khẳm các loại cây trái quanh năm. Thế nhưng, đằng sau những bức ảnh đẹp là những phận người bấp bênh, trôi nổi…

 

Chợ ghe bên kênh Tẻ

Con Kênh Tẻ tách nhánh từ sông Sài Gòn ngăn địa bàn Q.4 và Q.7, Q.5 và Q.8 bởi dòng nước khi vơi, khi đầy. Cặp theo mé sông đường Trần Xuân Soạn, thuộc địa bàn phường Tân Phong, Q.7 là bến dỡ hàng của nhiều ghe, xà lan từ miền Tây đổ về, chủ yếu là gạo và các mặt hàng nông sản. Vào những ngày nước lớn, bến sông nơi đây nhộn nhịp hẳn lên bởi tiếng người mua bán tấp nập. Những ngày nước ròng, bến lại quay về nhịp sống vốn có của nó. Một dòng chảy nào đó của cuộc sống vẫn âm thầm trong những “mái nhà” trên sông nước.

Tầm 6h sáng và 16h chiều mỗi ngày, nhịp sống âm thầm nơi đây lại bừng tỉnh. Các thương hồ hối hả bưng bê trái cây lên bờ để kịp bán cho người đi đường. Có ghe bán đủ loại, từ chuối, dừa, đu đủ, dưa hấu, cam sành, bưởi, mít,… như ghe chú Chín (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre), ghe cô Trao, chú Chèo (Long Hựu, Cần Đước, Long An), có ghe chỉ bán độc một mặt hàng, hoặc chuối như ghe cô Nguyễn Thị Hai (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre), hoặc dừa như ghe chú Nguyễn Văn Chiêu (Bến Tre), hoặc mít như ghe gia đình chị Phạm Thị Gái (Châu Thành, Long An)... 

 

002 2

 Những chiếc ghe trên chợ nổi Sài Gòn

 

Cô Nguyễn Thị Út (56 tuổi, xã Thanh Ngãi, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) cho biết khoảng năm sáu hôm đến một tuần, cô lại đi ghe về thu mua chuối từ các nhà vườn. Trong khi đó, để có được những trái mít tươi, ngon, giá cả phải chăng, chị Gái kể chồng chị - anh Quý - phải lặn lội chạy xe máy xuống các nhà vườn ở Long Khánh – Đồng Nai. Số còn lại thì đón lõng ghe lớn của các thương hồ từ miền Tây lên vào những ngày nước lớn rồi mua lại. Cho nên trái cây nơi đây đều là hàng miệt vườn thứ thiệt. Người miền Tây vốn chân thật, không có thói quen nói thách, mà nếu có nói thách đi chăng nữa cũng không giỏi kì kèo nên người mua không phải trả giá nhiều. Khách chủ yếu là thập phương và một số thương lái tại các chợ lẻ trên đất liền như chợ Chùa Ông (Q.7), chợ Rạch Ông (Q.8), chợ Hòa Bình (Q.5). Chị Nguyễn Thị Mai – tiểu thương chợ Rạch Ông cho biết: “Chị thường ra đây lấy dừa về bán vì dừa ngon, giá cả hợp lý.” Cũng vì cái sự hợp lý, “dừa thiệt” (nghĩa là người bán không dối khách bỏ thêm nước đường vào trái cho ngọt), buôn bán thiệt tình mà nhiều người Sài Gòn, trong đó có tôi, có thời gian rảnh rỗi lại chạy ra đây uống trái dừa, mua vài ký trái cây nào đó.

Đa phần, các thương hồ nơi đây đều đi theo gia đình. Ghe lớn thì mỗi nhà một ghe. Ghe nhỏ thì tách ra làm hai, ba. Đặc biệt nhất có gia đình chú Chín, con cháu theo nghiệp thương hồ lên Sài Gòn khá đông. Mỗi người trong số họ đều có ít nhất chục năm sống lênh đênh trên sông nước và năm, sáu năm gắn liền với khúc sông này. Mọi hoạt động từ ăn uống, tắm giặt, nấu nướng, ngủ nghỉ đều gói gọn trên ghe. Chú Hiếu – một thương hồ bán dừa – cười buồn: “Bán trái cây ở đây như đánh bạc. Ngày nào thuận lợi, có thể kiếm được từ một trăm đến một trăm rưỡi. Hôm nào bán ế và xui nếu bị cán bộ trật tự “hốt” thì cầm chắc lỗ”. Mấy năm trở lại đi, không cạnh tranh nổi với xe tải, xe đò về số lượng hàng, buôn bán ế ẩm, đàn bà ở đây nhận thêm bóc hành, lột tỏi, đàn ông ai còn sức thì đi bốc vác mướn, đặng có đồng ra đồng vào xoay trở.

 

Phận đời quê quanh khúc sông phố

Hầu hết, dân thương hồ đều bước ra từ ruộng đồng, rơm rạ. Hỏi lý do vì sao rời quê, bỏ cái cuốc, cái cày, họ cười như mếu, nếu mà bám trụ được với ruộng đồng, hẳn họ sẽ chẳng rời chân đi. Bà sáu Mai (65 tuổi, Bến Tre) ngồi chồm hổm trên chiếc ghe trống tuềnh toàng nói vọng ra: “Ở quê, mần ruộng mần mướn riết mà hổng có đủ ăn, biết làm gì mà sống, đành cắp nón đi thôi!”

Cho đến  nay, vẫn chưa có một thống kê cụ thể có bao nhiêu người Nam Bộ chọn “ghe làm nhà”. Chỉ biết rằng, rất nhiều đàn ông, đàn bà, những cô gái, chàng trai và cả những đứa trẻ đã neo đời họ trên những chiếc ghe cũ kỹ, rong ruổi theo con nước. Chỗ nào đông dân cư thì cắm sào, bán buôn, vãn vài hôm thì nhổ sào đi nơi khác. Quê đó, nhà đó mà cả năm mới về. Thương thì có thương, nhớ thì có nhớ nhưng cái gánh áo cơm bám rịt và hy vọng tương lai cho con cứ khiến họ dong sào đi mãi. Chú Chèo (Cần Đước), chủ chiếc ghe mang biển số LA-04352, trải lòng: “Tui theo nghiệp thương hồ gần hai chục năm nay rồi. Trước đây, tui đi ghe trấu ở Long Hựu, Cần Đước. Năm nay, nhà máy chà gạo ở đó nghỉ liên tục nên không có trấu. Các nhà máy khác thì chỉ bán cho các mối quen để giữ chữ tín, cộng thêm tiền xăng dầu đi lại khiến chi phí tăng vọt nên tui thôi đi trấu. Một lần rong ruổi qua khúc sông này, thấy buôn bán tấp nập, tui bàn với vợ mua trái cây ra đây bán”.

 

001

Bé Đông và bé Ánh giúp mẹ dọn hàng.

 

Cô Nguyễn Thị H. (45 tuổi, xã Thanh Ngãi, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) qua nhiều lần trò chuyện, mới trải lòng về hoàn cảnh. Một tay cô nuôi nấng con trai và con gái khi chồng cô qua đời cách đây 16 năm. Hai người con giờ đây đã có gia đình riêng với hai chiếc ghe đậu sát bên ghe cô. Những tưởng tuổi xế chiều đã bớt âu lo, vậy mà mọi chuyện to nhỏ, từ ăn uống đến ốm đau, bệnh tật, từ con đến cháu đều do một tay cô trông nom. Nói không được mà bỏ không xong, cô cắn răng gắn liền với mảnh sông này với chiếc ghe rách bươm, mà mỗi lần mưa tạt gió lùa như đang ngồi ngoài trời. Sáng cô bươn bả đẩy xe ra chợ Chùa Ông, chiều tối, cô bày hàng cặp bờ sông như những thương hồ khác. Mong ước duy nhất của người phụ nữ tảo tần quanh năm ấy là có sức khỏe, có sức làm lụng để con cháu được no đủ.

Đằng kia, Đông (14 tuổi) – đứa con lớn chị Quý đang thoăn thoắt trên tấm ván nối với bờ, tay bưng tay bê mấy nia đu đủ giúp mẹ. Cậu bé ấy cũng đã từng được đến trường nhưng giấc mơ đành gác lại để theo cha mẹ tất tả mưu sinh. Con gái chị vừa 4 tuổi mặt mày lem luốc, ngẩn ngơ nhìn xe cộ tan tầm. Cô bé có cái tên thật đẹp, gởi gắm giấc mơ của anh chị - Ngọc Ánh. Chị rơm rớm nước mắt khi nói về hai con: “Giờ tới đâu hay tới đó! Chỉ mong đời tụi nó khác mình…”

Năm nay, miền Tây hạn nặng và ở diện rộng chưa từng thấy trong lịch sử, mới qua Giêng mà ruộng đồng nứt nẻ, khô cằn. Lúa 75 ngày tuổi đẹn nghén trên đồng, nông dân thẫn thờ ngồi ngó lúa, lòng cũng héo theo. Tôi tự hỏi, sẽ có bao nhiêu người nữa không trụ nổi với đất quê, chống sào theo con nước, về Sài Gòn mưu sinh.

 

 

 

Top
Top