• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Nghỉ lễ Quốc tế lao động - về với chốn xanh

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
15/04/2021 08:29 GMT+7

Cách Hà Nội chừng 70 km, Địa Tạng Phi Lai Tự ( tên Nôm là chùa Đùng) thuộc tỉnh Hà Nam. Đây hiện đang là một trong những điểm đến tâm linh đang được yêu thích của cả giới trẻ cùng những người có tuổi, bởi không gian khoáng đạt, cảnh vật thanh tĩnh, yên bình và cả bởi những công trình kiến trúc độc đáo. Nếu chọn nơi đây là điểm đến cho các dịp nghỉ lễ 30 -4, 1 -5, chắc hẳn du khách sẽ không bao giờ hối tiếc…

Toạ tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam, chùa xưa có tên Nôm là chùa Đùng, sau khi được tu sửa đã mang tên mới là Địa Tạng Phi Lai Tự
 Giữa những vạt rừng thông xanh ngút ngàn, Địa Tạng Phi Lai Tự rộng rãi và thoáng đạt, có đầy đủ Tam bảo, nhà thờ Tổ, bệ - tượng thờ Đức ông, Đức Thánh Hiền, giảng đường, nhà khách, nơi ở của Phật tử cùng rất nhiều cổ vật thiêng, có dấu tích lịch sử giá trị cao.
Chùa có tuổi đời cả ngàn năm, ẩn chứa trong mình nhiều dấu tích thời gian và giá trị lịch sử
 Nhìn phong cảnh nơi đây, ít ai biết trước đó nó đã từng bị bỏ hoang, chỉ khoảng 5,6 năm trở lại đây, một vị Đại đức đã về, tiếp nhận, tu sửa và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai Tự.
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự hiện thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách viếng thăm mỗi ngày. 
 Ý nghĩa của cái tên Địa Tạng Phi Lai Tự là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn ở đây nhưng cũng có thể không bao giờ tới nơi này, nhằm gợi hàm ý về sự vô thường, vô hữu của vạn vật trong thế giới.
Hiện ở chùa giữ, trưng bày nhiều cổ vật, nhà sử học Lê Văn Lan cũng đã từng về đây tìm hiểu, nghiên cứu.
 Nó bắt nguồn từ câu chuyện truyền trong dân gian, chùa cổ tên nôm là Đùng này xưa kia rộng lớn tới 100 gian, được xây dựng từ khoảng thế kỷ 10. Đến khoảng thế kỷ 17, vua Tự Đức có từng về đây cầu con, khi xuống núi, vua có nói: Phi Lai ( nghĩa là có thể ở đây mà cũng có thể không có ở đây)…
Xung quanh chùa có nhiều khóm dân cư trú và sinh hoạt tạo nên sự quây quần ấm áp, thiện lành.
 Ngoài không gian chính là cụm kiến trúc chùa, trên đỉnh Phi Lai còn có tháp Phổ Đồng, được giới thiệu là nơi yên nghỉ của hơn 40 đời tổ sư, từ thời Lý – Trần. Dưới chân tháp, nối tiếp sau làng Đùng, có làng Tháp, cũng là vì thế.
Một cây cầu nhỏ gợi sự yên lành - Chùa là cả một khối kiến trúc hài hoà, có giá trị về nghệ thuật kiến trúc
 Như một toà sen giữa vầng xanh mênh mông, Địa Tạng Phi Lai Tự ẩn mình trong thông ngút ngàn, bất cứ du khách nào tới đây cũng tìm được cho mình sự an bình và yên tĩnh.
Những góc không gian đẹp và thanh lặng đến ngỡ ngàng
 Du hành về đây, dù chỉ là vài khoảnh khắc hay vài tiếng, vài ngày, bất cứ du khách nào cũng có thể tìm thấy sự thăng bằng trong tâm tưởng, thả hồn mình neo đậu giữa bầu xanh, quên đi những muộn phiền, trắc trở, lo toan.
Mỗi góc chùa là mỗi khoảng an yên với từng cụm hoa cỏ xanh mướt mà
 Nhìn nếp biện bày, từng góc nhỏ trưng thờ của không gian lễ cúng nơi đây mới thấy được hết sự khéo léo, tinh tế mà rất đỗi sáng tạo, uyên thâm của những người đã từng gầy dựng lại nơi đây – từ một ngôi chùa cũ cổ thành một điểm đến tâm linh đẹp đẽ, giàu tính mỹ thuật, kiến trúc…
Chùa thiên về sử dụng các tone màu trắng gọi về sự thanh tĩnh và hướng con người đến sự giải thoát tâm hồn
 Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông sẽ có bốn mùa hoa đỏ, lá xanh rực rỡ khoe sắc, mang sự ngọt ngào, thanh tao từ thiên nhiên đến cho các du khách thăm chùa thưởng nghiệm.
Lối vào chùa là các hàng đá lát với sỏi trắng lạ mắt và thơ mộng
 Đường vào chùa được trải đều bằng những viên sỏi trắng thay vì lát gạch đỏ, ngay khu Tổ đường là 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người. 
Những khoảng xanh đan cài rất ý nghĩa, làm dịu đi mọi lo âu
 Màu của sỏi là màu trắng, là ý nghĩa của thiền định và cũng hướng lòng người đến sự tinh khiết, mang đến sự thanh thoát cho tâm hồn.
Mỗi đường nét kiến thiết ở không  gian của chùa là mỗi ý nghĩa sâu xa trong quan niệm và triết lý nhân sinh
Không chỉ là một nơi thờ tự linh thiêng, một di tích lịch sử, một không gian để thưởng ngoạn sự yên bình, thư giãn mà chùa còn là một thư viện khổng lồ với số lượng sách phủ kín các bức tường và là một khu vườn thuốc lớn, sinh động với đa dạng các loại cây trái, cỏ, lá, thảo dược..., dùng để chữa bệnh.
Những vườn cây trái, cây thuốc, thảo dược ở đây đều do các sư và người dân cùng chăm sóc.
 Không quá gần nhưng cũng không quá xa để tìm cho mình một khu vườn thanh tịnh và yên tĩnh sau những ngày làm việc căng thẳng, vào dịp nghỉ ngơi của liên tục hai kỳ lễ lớn, Địa Tạng Phi Lai Tự thật sự là một gợi ý lý tưởng.
 
Top
Top