• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Người mang nghệ thuật tattoo của Trung Quốc đến Việt Nam

23/06/2016 09:37 GMT+7

Sinh ra và lớn lên tại thành phố Tứ Xuyên, Trung Quốc, Lý Kim Phong gây bất ngờ cho người đối diện bởi khả năng nói tiếng Việt lưu loát và niềm đam mê nghệ thuật tattoo từ chính trái tim người nghệ sỹ.

 

828A82DE-F7B4-43F8-8DB8-C6E20971C1BB

 

 Cơ duyên nào đưa anh đến Việt Nam?

Cách đây hơn một thập kỷ tôi đến Hà Nội du lịch và  thấy yêu con người, mảnh đất này. Tôi yêu và kết hôn với người con gái Việt Nam và quyết định coi nơi đây như quê hương thứ 2 của mình.


Chọn Việt Nam để sống và lập nghiệp bằng nghề tattoo anh có gặp nhiều khó khăn không?

Rào cản ngôn ngữ là khó khăn đầu tiên mà tôi gặp phải, nhờ có vợ tôi vừa là đồng nghiệp vừa là người luôn bên cạnh động viên, tôi vừa làm nghề lại vừa không ngừng học tiếng Việt, nên giờ đây tôi nói tiếng Việt cũng không tệ (cười). Cách đây 10 năm nghệ thuật tattoo chưa phát triển tôi gặp không ít khó khăn bởi sự kỳ thị của xã hội với những người có hình xăm trên người, khách hàng lúc đó của tôi chủ yếu là khách Tây và một số nghệ sỹ Việt.

 

Là nghệ nhân khá nổi tiếng tại Trung Quốc và gần như là người đầu tiên đưa nghệ thuật tattoo của Trung Hoa về Việt Nam, anh thấy có sự khác biệt lớn nào giữa nghệ thuật tattoo ở VN và của nước ngoài?

Về cơ bản tôi không thấy khác biệt gì nhiều. Với riêng tôi mỗi hình xăm như là một tác phẩm nghệ thuật mà tôi muốn thỏa sức sáng tạo và thổi hồn vào tác phẩm của mình để nó đẹp trọn vẹn. Ở Việt Nam nghề tattoo chưa được đón nhận như một loại hình nghệ thuật đúng nghĩa nên nó chưa thực sự đa dạng.

 

Nghề tattoo ở Việt Nam chưa được chính thức công nhận là một nghề và xã hội còn khá kỳ thị, anh làm thế nào để dung hòa giữa đam mê với việc được mọi người chấp nhận?

Tattoo là loại hình nghệ thuật trên da khá độc đáo, ở Việt Nam việc xăm một hình gì đó lên người sẽ bị cho là hổ báo hay chơi bời, nhưng ở nước ngoài thì việc sở hữu một hình xăm giống như bạn đang sở hữu một tác phẩm nghệ thuật, mỗi hình xăm sẽ có ý nghĩa, hay là một kỉ niệm với mỗi người nên việc đánh giá đạo đức của một người thông qua việc xăm hình tôi nghĩ là chưa hòan toàn thuyết phục. Tôi cũng khuyên mọi người là trước khi xăm hãy suy nghĩ thật chín chắn bởi vì hình xăm đó sẽ theo họ suốt cuộc đời, việc xóa xăm sẽ để lại sẹo trên da.


Được biết anh là một  trong những thành viên chính trong ban tổ chức Convetion tattoo International lần đầu tiên tại Việt Nam, anh có cảm nghĩ gì về sự kiện lần này?

Rất nhiều năm rồi tôi luôn mong muốn tổ chức một chương trình về tattoo với quy mô quốc tế và lần này được sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp trong và ngoài nước ước mơ của tôi đã trở thành hiện thực. Convention tattoo lần này là sân chơi mà ở đó có sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau của bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài nước. Tôi cũng muốn thông qua đây để gửi gắm niềm tin rằng không lâu nữa tại Việt Nam tattoo sẽ được xem như một nghề để khởi nghiệp cho các bạn trẻ và tất cả những người yêu loại hình nghệ thuật này.

 

Cùng ngắm nhìn một số tác phẩm tattoo và hình ảnh của nghệ nhân Lý Kim Phong tại International Convention tattoo:

 

IMG 0354

 

IMG 0295

 

IMG 0307

Top
Top