• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Phương thức “xanh” hơn để sản xuất quần jeans

Thùy Dung P
thuydung12@gmail.com
12/01/2023 10:00 GMT+7

Quần jeans và trang phục từ vải denim có thể được sản xuất theo cách giảm bớt ô nhiễm khi sử dụng công nghệ laser kỹ thuật số và khí ozone.

Trang phục jeans được người tiêu dùng trên toàn thế giới yêu thích bởi thiết kế đa dạng và sự thoải mái. Tuy nhiên, ngành sản xuất denim truyền thống thường được cho là tiêu thụ quá nhiều nước, năng lượng, hóa chất và phát thải nhiều khí nhà kính.

Trong bài báo khoa học xuất bản mới đây, một nhóm nghiên cứu viên làm việc tại Việt Nam, Australia và Ấn Độ đã nêu bật tiềm năng của việc ứng dụng công nghệ laser kỹ thuật số và công nghệ ozone vào sản xuất denim.

Bài báo dựa trên dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu điển hình do nhóm thực hiện với hai doanh nghiệp sản xuất denim tại Việt Nam, cũng như kiến thức tổng hợp từ các nghiên cứu sẵn có.

Theo Tiến sĩ Majo George, giảng viên cấp cao tại Khoa Kinh doanh Đại học RMIT Việt Nam, xử lý laser là phương pháp không tiếp xúc có thể được sử dụng để tạo hoa văn, làm phai màu và khắc lên bề mặt vải denim.

Tiến sĩ Majo George.

“Ứng dụng laser hiệu quả và vệ sinh hơn so với các kỹ thuật thông thường, đồng thời giảm thiểu tác động lên môi trường do gần như không sử dụng nước”, Tiến sĩ George cho biết.

Kết quả của nghiên cứu điển hình mà nhóm thực hiện với hai doanh nghiệp cho thấy laser kỹ thuật số giúp tiết kiệm một lượng đáng kể nước (97%), năng lượng (70-90%) và chi phí hóa chất (60-70%).

Tiến sĩ chia sẻ thêm: “Xử lý bằng laser cần rất ít vật tư tiêu hao như mực, hóa chất và vật liệu phụ trợ. Thay vì thời gian xử lý kéo dài 30 - 45 phút với phương pháp thông thường thì công nghệ laser chỉ cần hai phút. Xử lý bằng laser không chỉ làm phai màu vải denim một cách hiệu quả, mà còn có thể tạo ra nhiều hiệu ứng sáng tạo khác nhau chỉ trong vài phút với độ chính xác cao, đồng thời giảm chi phí sản xuất”.

Trong khi đó, ozone là chất ô xy hóa mạnh có thể dùng để tạo hiệu ứng phai màu và tiết kiệm lượng nước tiêu thụ trong quá trình giặt vải denim.

Ứng dụng công nghệ laser và ozone có thể giúp ngành sản xuất denim trở nên bền vững hơn.

Phó giáo sư Rajkishore Nayak, Khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT Việt Nam, giải thích rằng không giống như các phương pháp giặt thông thường, khí ozone có thể loại bỏ vết chàm khỏi bề mặt vải mà không cần sử dụng hóa chất hay ngâm nước.

Vải denim khô sau khi được ozone hóa sẽ không cần giặt xả bằng nước. Nếu ozone hóa vải ướt, một hoặc hai lần giặt là đủ để loại bỏ hết lượng ozone còn sót lại và chất chàm đã tẩy khỏi vải. Đây là cơ chế giúp tiết kiệm nước của phương pháp này.

Phó giáo sư Rajkishore Nayak.

Phó giáo sư Nayak nói: “Nhìn chung, laser và ozone có thể giảm mức tiêu thụ năng lượng và nước, tiết kiệm đáng kể hóa chất và hạn chế chất thải dạng lỏng đổ ra sông hồ. Tuy nhiên, các công nghệ này hiện mới chỉ được một số doanh nghiệp sản xuất denim ở Việt Nam sử dụng do chi phí đầu tư ban đầu cao và đòi hỏi kỹ năng riêng đối với nhân sự vận hành máy móc”.

"Lợi tức đầu tư (ROI) và lợi ích đạt được sẽ lớn hơn khoản đầu tư ban đầu. Một số nhà sản xuất và cung cấp thiết bị toàn cầu cho công nghệ laser và ozone đã có mặt tại Việt Nam. Các nhà máy denim truyền thống nên áp dụng những công nghệ mới này để giúp quá trình sản xuất denim trở nên bền vững hơn”, ông nhận định.

Vị chuyên gia thời trang bền vững cũng cho biết những công nghệ trên có thể được sử dụng để sản xuất giày dép, đồ da và các mặt hàng thời trang cao cấp đòi hỏi hoa văn phức tạp và chất liệu vải phai màu trong sản phẩm. Công nghệ laser có ứng dụng rộng rãi hơn so với ozone vì có thể dùng trong sản xuất cả hàng dệt may kỹ thuật, vật liệu nội thất ô tô và trang trí nội thất gia đình.

Bài báo “Ứng dụng laser và ozone cho hành trình tuần hoàn trong sản xuất denim - Góc nhìn từ một quốc gia đang phát triển” được công bố trên tạp chí được xếp hạng Q1 Current Opinion in Green and Sustainable Chemistry Journal (tạm dịch: Tạp chí Ý kiến đương đại về hóa học xanh và bền vững).

Ảnh: Pixabay, Instagram

Top
Top