• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Thời Trang Xanh - Làm xanh Trái Đất

Thùy Dung P
thuydung12@gmail.com
20/09/2020 10:00 GMT+7

Tái sử dụng và tái chế sản phẩm may mặc đang là nỗ lực lực hướng đến phát triển thời trang bền vững. Tiêu dùng sản phẩm thời trang đã qua sử dụng và thời trang tái chế là cách mà người yêu thời trang đang sống xanh cùng Trái Đất.

Chân dung cô thợ may quê Bắc Giang – Nguyễn Thị Hải Yến.

Cho Jean cũ đời sống mới

Yêu thích các sản phẩm thủ công (handmade) nên từ khi là sinh viên trường đại học Lao động xã hội, cô gái quê Bắc Giang – Nguyễn Thị Hải Yến đã bắt đầu tìm tòi học hỏi, tự mày mò may bán những chiếc túi xách, ví, ba lô bằng vải. Đam mê khiên cô chú tâm quan sát và học hỏi nhiều hơn để nâng cao gu thẩm mỹ cũng như sự sáng tạo cho bản thân. Trên hành trình phát triển cửa hàng Mèo Tôm handmade, Hải Yến trăn trở tìm ra hướng đi độc đáo, sáng tạo và mang đến lợi ích cho cộng đồng. Cuối cùng, cô quyết định chọn “rác thải thời trang” – cụ thể là những món đồ jean cũ làm nguyên liệu chính cho các sản phẩm túi, ba lô handmade. Yến chia sẻ: “Từ xưa đến nay Jean luôn là một chất liệu bền đẹp và cá tính. Vì vậy dù đã qua sử dụng nhưng độ bền của Jean vẫn khá tốt so với các chất liệu vải khác, vẻ đẹp và sự độc đáo của Jean cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt cho mỗi món đồ handmade”.

Hải Yến cho biết chi phí sản xuất túi từ jean cũb thấp hơn nhiều so với nguyên liệu mới. Tuy nhiên, để mỗi chiếc quần, áo jean cũ trở nên hữu ích và mới mẻ thì Yến và một cộng sự đang là sinh viên phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian và ý tưởng. Jean cũ nhận về từ 2 điểm thu gom tại Hà Nội và Bắc Giang sẽ được mang đi giặt sạch, phơi nắng cho khô thơm sau đó đến công đoạn rã từng chi tiết. Các phần vải còn tốt, có diện tích lớn dùng làm thân; các chi tiết như logo (mạc), đai, cạp, con đỉa, túi… dùng làm các chi tiết trang trí trên các sản phẩm túi, ví, ba lô.


Một góc cửa hàng Mèo Tôm handmade với các vật dụng và sản phẩm được làm từ vải jean đã qua sử dụng.

Đặc điểm chính của đồ handmade chính là sự độc đáo không đụng hàng. Yến đã bắt gặp sự độc đáo trên mỗi chiếc jean mà bản thân cô và mọi người bỏ đi. Những chiếc túi quần, hình vẽ, logo… trên mỗi chiếc jean cũ đều độc đáo và khác biệt, được Yến trao cho một sứ mệnh mới khi xuất hiện trên những chiếc ví nhỏ xinh hay túi xách, ba lô cá tính. Hải Yến tâm sự: “Bí quyết để làm ra một sản phẩm tái chế đẹp ngoài việc sử dụng những kĩ thuật may túi thành thạo thì chúng mình tái chế bằng cả tâm huyết cũng như niềm đam mê của bản thân. Có thể vì vậy mà sản phẩm của mình đều chỉn chu và độc đáo”.

Một mẫu balo làm từ jean cũ. Người tặng đồ jean được tặng điểm thưởng để giảm giá trên sản phẩm tái chế mua tại shop.

Mỗi năm, thế giới sản xuất ra khoảng 2 tỉ chiếc quần jean và quá trình sản xuất mỗi chiếc jean cần đến 7.000 lít nước. Công việc mà Hải Yến chọn – bắt đầu một ngày với những món đồ cũ và cuối ngày là sự ra đời của những món đồ hữu ích chính là một đóng góp hữu ích cho xã hội, môi trường. Yến đã được mời đi hướng dẫn tái chế jean cho các bạn trẻ ở nhiều nơi, các sản phẩm của Mèo Tôm handmade được cộng đồng thích thú mua sử dụng. Cùng nhau, những người trẻ Việt đang chung tay cùng hành trình tiêu dùng thời trang bền vững./.

 Ảnh: NVCC

 

Top
Top