• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Tiễn biệt răng nhạy cảm với giải pháp thật đơn giản!

29/11/2016 10:37 GMT+7

Bạn có biết, 50% người trưởng thành ở Việt Nam gặp tình trạng nhạy cảm răng? Nếu bạn trải qua cơn ê buốt khi dùng những đồ ăn, thức uống nóng, lạnh hoặc chua, ngọt, bạn đã nằm trong danh sách này rồi đấy!

 

Răng nhạy cảm là một trạng thái ê buốt xảy ra khi ngà răng bị lộ do men răng bị mòn hoặc nướu bị tụt. Khi đó, những thay đổi về nhiệt độ do thức ăn hoặc đồ uống nóng hay lạnh sẽ làm cho dòng dịch trong những ống ngà dịch chuyển, gây kích thích dây thần kinh và tạo ra cơn ê buốt. Tuổi càng cao, cấu trúc răng càng thay đổi, nướu tụt đi, men răng mòn và ngà răng lộ nhiều hơn thì răng nhạy cảm càng dễ xảy ra. Tuy nhiên, rất nhiều trong số 50% này đang cố chịu đựng răng nhảy cảm mà không biết rằng, tình trạng răng nhạy cảm có thể được phục hồi bằng các giải pháp tại phòng nha và ngay tại nhà.

 

Tại phòng nha

Việc đầu tiên bạn cần làm khi thấy cơn ê buốt xuất hiện là đi đến nha sĩ uy tín để chắc rằng, cơn ê buốt không phải là kết quả của các vấn đề răng miệng nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, răng bị sứt hay nứt vỡ…

Nếu khám và thấy các vấn đề nghiêm trọng này, nha sĩ thường tiến hành hàn trám hoặc bọc sứ để bít chặt khu vực ngà bị lộ sau khi đã điều trị dứt điểm nguyên nhân. Các vật liệu này sẽ che chắn ống ngà bị lộ, ngăn chặn các kích thích từ thức ăn, đồ uống tác động vào ngà răng, từ đó giúp ngăn chặn các cơn ê buốt. Đa số bệnh nhân đến nha sĩ thường sẽ chọn cách hàn trám bởi chúng rẻ hơn bọc sứ. Tuy nhiên, vật liệu trám răng rất dễ bong vỡ sau một thời gian chịu lực khi nhai. Đó là lúc những cơn ê buốt quay lại, bạn tiếp tục phải đến nha sĩ để kiểm tra và làm lại miếng trám mới.

Mặt cắt dọc của một chiếc răng

Tại nhà

Khi đến thăm khám, nếu nha sĩ của bạn xác nhận bạn không mắc các vấn đề răng miệng nghiêm trọng, chỉ gặp tình trạng răng nhạy cảm đang xảy ra với đa số người trưởng thành, bạn có thể trở thành nha sĩ của chính mình với các bí quyết chăm sóc thật đơn giản dưới đây:

Dùng các thực phẩm có tính a-xít đúng cách

Bạn nên hạn chế trái cây, nước ép trái cây, rượu, cà-phê đen và bất cứ đồ ăn, thức uống nào có vị chua vì chúng dần dần sẽ làm mòn men răng của bạn. Men răng sẽ càng mòn nhanh hơn nếu bạn đánh răng ngay sau khi ăn nhóm thực phẩm này. Do đó, nếu muốn tìm cảm giác sạch sẽ sau khi ăn, bạn chỉ nên uống nước lọc để cân bằng độ a-xít trong miệng và chỉ chải răng sau khi ăn ít nhất 1 giờ.

Mua bàn chải răng mới

Bạn cần chọn bàn chải lông mềm. Muốn biết được bàn chải có mềm không, bạn nhìn vào nhãn sẽ thấy chữ “soft” hoặc “lông mềm”. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra thêm bằng cách dùng ngón tay đập nhẹ lên lông bàn chải. Nếu bạn thấy áp lực nhẹ trên ngón tay, đó là bàn chải mềm, tốt cho răng nhạy cảm của bạn.

Chải răng nhẹ nhàng

Đừng ngại hỏi nha sĩ của bạn về cách chải răng đúng. Đa số chúng ta đang chải răng theo chiều ngang tựa như kéo dây đàn với lực rất mạnh. Trong khi đó, men răng chỉ được bảo vệ tốt nhất khi bạn chải thật nhẹ nhàng, theo chiều dọc và không chải quá 3 lần/ngày.

Đánh răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm

Đây là lời khuyên của các chuyên gia khi bạn phục hồi răng nhạy cảm tại nhà. Đã có rất nhiều công nghệ được đưa vào kem đánh răng cho răng nhạy cảm và hành trình này vẫn đang tiến bộ không ngừng. Công nghệ mới nhất hiện nay trong lĩnh vực chăm sóc răng nhạy cảm phải kể đến là Novamin™. Được phát triển trên nền tảng của bioglass –  một vật liệu có hoạt tính sinh học, có chứa các thành phần tương tự như ở trong xương người, do Giáo sư Larry Hench phát minh với mục tiêu ban đầu để tái tạo xương, Novamin™ đã được tập đoàn dược phẩm GlaxoSmithKline đưa thành công vào kem đánh răng Sensodyne Repair & Protect. Ngay khi tiếp xúc với nước bọt trong miệng, Novamin™bắt đầu sản sinh khoáng chất canxi và phốt phát đến những vùng ngà răng bị lộ, kết hợp với fluoride tạo nên một lớp bảo vệ cứng hơn đến 50% so với ngà răng thông thường, giúp bảo vệ và phục hồi răng nhạy cảm. Nếu bạn thấy hơi ấm trong miệng khi chải răng với kem đánh răng chứa Novamin™, bạn đừng lo vì điều đó chứng tỏ quá trình giải phóng canxi và phốt phát đang diễn ra để bảo vệ và phục hồi răng nhạy cảm của bạn đấy!

 

Top
Top