Thụy Điển không muốn NATO lập căn cứ thường trực, đưa vũ khí hạt nhân đến

13/03/2024 17:26 GMT+7

Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom đã bác bỏ khả năng NATO lập căn cứ thường trực và triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này.

Thụy Điển vừa chính thức trở thành thành viên thứ 32 của NATO sau khi xin gia nhập hồi năm 2022. Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) sau lễ thượng cờ tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ) ngày 11.3, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom ngày 12.3 cho biết nước ông đã tham gia các hoạt động cùng NATO từ trước khi gia nhập.

Thụy Điển không muốn NATO lập căn cứ thường trực, đưa vũ khí hạt nhân đến- Ảnh 1.

Lễ thượng cờ Thụy Điển tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ) ngày 11.3

REUTERS

"Chúng tôi đã có các hoạt động chung và đương nhiên sẽ có binh sĩ NATO hoạt động tại Thụy Điển. Điều duy nhất chúng tôi đã nói là chúng tôi không muốn có căn cứ thường trực", ông Billstrom nói.

Nhà ngoại giao khẳng định Thụy Điển về nguyên tắc sẵn sàng cử lực lượng đến các nước thành viên trong liên minh và chuẩn bị đưa một tiểu đoàn cơ giới sang Latvia.

Tổng thống Putin cảnh báo phương Tây Nga sẵn sàng cho chiến tranh hạt nhân

Về sự bất đồng tại châu Âu đối với khả năng triển khai vũ khí hạt nhân tại lục địa này, ông Billstrom nói: "Trong thời bình, chúng tôi không thấy lý do gì để có vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình".

Dù vậy, Ngoại trưởng Billstrom thừa nhận vai trò của vũ khí hạt nhân trong học thuyết phòng thủ và răn đe của NATO, nhấn mạnh rằng Thụy Điển gia nhập liên minh mà không đưa ra điều kiện tiên quyết nào về vấn đề này.

Ông lưu ý chỉ có 3 thành viên NATO có vũ khí hạt nhân là Mỹ, Anh và Pháp, và không có vũ khí hạt nhân nào được triển khai trên lãnh thổ của các nước thành viên khác từ cuối Chiến tranh Lạnh.

Trước đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tái khẳng định lập trường của liên minh về vấn đề này, cho hay không có kế hoạch tăng số lượng nước đồng minh có vũ khí hạt nhân. Mặt khác, ông cũng cho biết NATO không có kế hoạch lập các nhóm chiến đấu tại Thụy Điển tương tự như các đơn vị ở các nước Baltic.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.