Sủi cảo

Ngon lạ như mì vịt tiềm... chiên giòn
Ẩm thực

Ngon lạ như mì vịt tiềm... chiên giòn

Trong những món hủ tiếu hiện diện ở Sài Gòn, hủ tiếu sa tế có lẽ là món bí ẩn nhất về nguồn gốc cũng như cách thưởng thức. Người thì cho rằng món này là do người Triều Châu đem vào Sài Gòn, người thì dựa trên lập luận "sa tế của Chà" (là cách người Sài Gòn xưa gọi chung những người đến từ đảo Java, về sau này dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm ngăm như Chà Bom bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma ní (Manila, Phillipines)...) mà cho rằng đây là kiểu ăn của người Chà Và lai trộn với kiểu ăn người Minh Hương Chợ Lớn. Và cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Còn ở món mì, kiểu ăn nhiều tranh cãi nhất về nguồn gốc thuộc về món mì vịt tiềm. Bởi lẽ ngay chính người Hoa bán món này từ những ngày đầu tiên trên đường La Cai (gọi trại từ chữ "Lacaze", ngày nay là đường Nguyễn Tri Phương thuộc quận 05 và quận 10) cũng thừa nhận "ở bên Trung Hoa không có món này”. Manh mối duy nhất đến từ lời kể lại của ông ngoại chủ quán Hải Ký ngày nay (349 - 351 Nguyễn Trãi, quận 05), cho rằng người bán món mì vịt tiềm đầu tiên đến từ Hải Phòng trên con đường Lacaze sầm uất từ đầu thế kỷ 20, còn ông là người bán sau đó.
Mì ngon 70 năm của Sài Gòn
Ẩm thực

Mì ngon 70 năm của Sài Gòn

Tôi đã được nghe rất nhiều giai thoại về xe mì Thiệu Ký trong con hẻm 66 Lê Đại Hành này. Nào là danh tiếng của chủ quán, ông Tư Ky, lừng lẫy đến mức con hẻm 66 này được người dân xung quanh gọi là "hẻm Tư Ky". Rồi bề dày lịch sử 70 năm của quán, trải qua bao nhiêu ngày tháng, biến cố lịch sử vẫn giữ nguyên một hương vị. Về cọng mì bí truyền, ăn cho đến gần hết tô vẫn dai mà không bị nở... Những người kế nghiệp quán mì Thiệu Ký ngày nay gọi ông Tư Ky là ông ngoại. Những năm 30 của thế kỷ trước, ông Tư Ky đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai của mình với nghiệp mưu sinh là gánh mì nhỏ bán quanh khúc giao lộ Thuận Kiều, Trần Quý, Hòa Hảo (quận 11 ngày nay). Rồi gánh mì chuyển lên thành xe mì đẩy đi bán xung quanh khu vực có đông người Hoa sinh sống. Đến sau năm 1975 thì xe Thiệu Ký mới chính thức yên vị trong con hẻm nhỏ 66 Lê Đại Hành này. Hành trình sản sinh cọng mì và hủ tiếu của người Hoa là một chủ đề khá khá vị. Nếu như cọng hủ tiếu dai trong hủ tiếu Nam Vang là một biến thể thú vị từ những người Mẫn Nam (Phúc Kiến) trong giai đoạn di cư về phía những nước Đông Nam Á, với bột gạo là nguyên liệu chính. Do không có nguyên liệu làm mì, họ đã dùng nguyên liệu tại chỗ là gạo để chế sợi thay cho mì (từ đầu thế kỷ trước 3 nước Đông Dương đã là một vựa gạo khổng lồ với sản lượng xuất khẩu lên đến 1.5 triệu tấn hàng năm).
Top