Vì sao 'toàn cầu đang nóng lên' nhưng Việt Nam vẫn rét hại dưới 0 độ?

27/01/2024 10:05 GMT+7

Theo các chuyên gia khí tượng, việc thế giới nóng lên không thể làm mất đi rét đậm, rét hại mà chỉ làm nó xuất hiện ít đi, thời gian xuất hiện lâu hơn.

Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã xác nhận nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2023 là nóng nhất trong 174 năm qua. Theo đó, năm 2023, nhiệt độ toàn cầu cao hơn khoảng 1,45 độ C so với mức nhiệt độ trung bình hàng năm (TBNN) thời kỳ tiền công nghiệp (giai đoạn 1850 - 1900). Tuy nhiên, tình trạng này không làm mất đi rét đậm, rét hại tại Việt Nam.

Vì sao 'toàn cầu đang nóng lên' nhưng Việt Nam vẫn rét hại dưới 0 độ?- Ảnh 1.

Đợt rét hại ở miền Bắc vừa qua khiến nhiều nơi xuất hiện băng giá

DIỆP NĂNG BÌNH

Trước những diễn biến về biến đổi khí hậu khiến toàn cầu đang ấm lên, Liên Hiệp Quốc nêu rõ, thế giới đã chuyển sang kỷ nguyên nung nóng toàn cầu. Tuy nhiên, thời gian gần đây liên tục xuất hiện những đợt rét kỷ lục như bão tuyết mạnh nhất trong vòng 100 năm tại 20 bang miền tây, miền trung nước Mỹ; tuyết rơi kỷ lục trong vòng 100 năm tại Moscow (Nga), khu vực miền trung nước Nga, tuyết rơi mạnh nhất trong 70 năm tại Trung Quốc và gần đây nhất là đợt rét đậm, rét hại ở Việt Nam khiến nhiều nơi xuất hiện băng giá, nhiệt độ dưới 0 độ C.

Vì sao 'toàn cầu đang nóng lên' nhưng Việt Nam vẫn rét hại dưới 0 độ?

Giải thích về vấn đề này, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết việc toàn cầu nóng lên nói chung không có nghĩa là các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ giảm đi. Thậm chí, các hiện tượng thiên tai như bão, lũ, mưa lớn... sẽ diễn ra bất thường hơn.

Vì sao 'toàn cầu đang nóng lên' nhưng Việt Nam vẫn rét hại dưới 0 độ?- Ảnh 2.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

ĐÌNH HUY

Theo ông Khiêm, các hoạt động của không khí lạnh sẽ bắt nguồn từ các khuyếch đại hệ thống xoáy vùng cực. Theo chu kỳ nhất định, các vùng cực sẽ dồn các khối không khí lạnh từ phía bắc xuống phía nam, tạo ra những đợt sóng lạnh. Tuy nhiên, có những lần các xoáy vùng cực bị biến dạng, thay đổi, sóng lạnh lấn sâu hơn thì lúc đó các khối không khí lạnh từ Bắc Cực dồn về phía nam sẽ mạnh hơn, tạo ra các đợt không khí lạnh mạnh.

"Đây là thực tế đang diễn ra. Hiện nay, ở các vùng cực bắc, cực nam đang chịu ảnh hưởng rất lớn của sự nóng lên toàn cầu. Hai vùng này cũng là nơi bị tăng nhiệt độ nhiều nhất", ông Khiêm nói.

Trong khi đó, ông Hoàng Đức Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, cho rằng nhiệt độ toàn cầu nóng lên không có nghĩa là năm sau phải ấm hơn năm trước mà có những dao động nhất định giữa năm nay và năm khác.

Vì sao 'toàn cầu đang nóng lên' nhưng Việt Nam vẫn rét hại dưới 0 độ?- Ảnh 3.

Ông Hoàng Đức Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn

ĐÌNH HUY

"Xu thế toàn cầu đang nóng lên nên nhiệt độ cao nhất càng tăng lên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nhiệt độ nhỏ nhất phải tăng lên và lớn hơn những năm trước. Nhiệt độ nhỏ nhất sẽ lặp lại ít hơn và thời gian xuất hiện lâu hơn. Vậy nên, biến đổi khí hậu không thể làm mất đi rét đậm, rét hại mà chỉ làm nó xuất hiện ít đi", ông Cường nói và cho hay, khoảng 5 - 10 năm nay, Việt Nam mới có một đợt lạnh sâu như thế này.

Tiểu thương co ro trên vỉa hè Hà Nội, thức xuyên đêm canh đào, quất tết

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.