Xem 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
05/03/2023 10:47 GMT+7

Với triển lãm Bóng thời gian, lần Nam tiến này, Đặng Thị Phượng chọn cách tiếp cận Huế ở khía cạnh tiểu tự sự, để câu chuyện đủ vừa vặn, đủ riêng tư và đủ tự do. Xem một số bức tranh của Phượng vẽ về Huế, chợt nhớ những câu thơ đậm chất Huế của nhà thơ Thu Bồn: "… Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ".

Sáng 5.3 tại The World Artspace (21 Võ Trường Toản, Thảo Điền, TP.HCM), cô họa sĩ nhỏ nhắn Đặng Thị Phượng thật đặc biệt với 4 trong 1: sinh ra ở Quảng Bình, học mỹ thuật tại Huế, lâp nghiệp Đà Nẵng, mang triển lãm vào Sài Gòn – TP.HCM để giới thiệu đến công chúng, gây bất ngờ và thú vị cho người xem với cuộc chơi nghệ thuật mang tên Bóng thời gian đầy hồn cốt Huế.

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 1.

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 2.

Đặng Thị Phượng chọn cách tiếp cận Huế ở khía cạnh tiểu tự sự, để câu chuyện vừa vặn và đủ riêng tư

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 3.

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 4.

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 5.

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 6.

Xem một số bức tranh của Phượng vẽ về Huế, chợt nhớ những câu thơ đậm chất Huế của nhà thơ Thu Bồn

NVCC

Huế có thể nói là một chủ đề mang tính đại tự sự (grand narratives/grands récits) của văn hóa, lịch sử và nghệ thuật, sáng tạo. Nếu tiếp cận ở khía cạnh này, làm sao cho thỏa đáng và ra chất, ra dáng Huế thì vô cùng khó khăn. Vậy mà Đặng Thị Phượng đã nhìn ra Huế theo ý tưởng của mình, tuy nhẹ nhàng, nữ tính, nhưng không câu nệ, rập khuôn quá khứ.

Đó là một Huế được chắt lọc, được quy nạp để thành những di tích, những di sản chung, mà bất kỳ ai, dân tộc nào, nếu đã từng đi qua quá khứ, thì có thể nhận ra dễ dàng, có thể chia sẻ trong vô ngại.

Nét cổ xưa trầm mặc trong ánh sáng hắt hiu bóng thời gian

Họa sĩ Đặng Thị Phượng chia sẻ: "Thời gian không dừng lại bao giờ, vạn vật rồi cũng thay đổi, các di tích văn hóa lịch sử quý giá mà bao thế hệ cha ông sáng tạo nên cũng trở nên rêu phong, phôi pha theo thời gian và chiến tranh. Chuỗi tác phẩm của tôi với chủ đề Bóng thời gian như là sự hoài niệm, là tiếng lòng lay động trước những nét đẹp cổ xưa trầm mặc với những hoa văn, họa tiết trang trí tinh nhã, bờ thành đổ nát, hoang tàn, những bức phù điêu lặng lẽ, những mái điện nghiêng xiêu trong các di tích kiến trúc thời Nguyễn ở Huế - nơi tôi đã sống và học ở trường mỹ thuật trong một thời gian dài của tuổi trẻ đầy hoài bão".

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 7.

Họa sĩ Đặng Thị Phượng tại buổi khai mạc triển lãm tại TP.HCM sáng 5.3

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 8.

Vợ chồng họa sĩ Đặng Thị Phượng tại The World Artspace

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 9.

Giám tuyển Lý Đợi (giữa) chiêm ngưỡng tranh ngay buổi khai mạc

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 10.

Nhà phê bình mỹ thuật Ngô Kim Khôi (phải) cùng đồng nghiệp đến tham quan triển lãm

QUỲNH TRÂN

Với Bóng thời gian, Đặng Thị Phượng chọn cách tiếp cận Huế ở khía cạnh tiểu tự sự, để câu chuyện đủ vừa vặn, đủ riêng tư và đủ tự do, để khỏi sợ bắt bẻ này kia. Phượng chắt lọc các họa tiết, câu chuyện từ trong kiến trúc, di sản Huế để tái truyền đạt, tái kiến thiết trong không gian mới, bằng phương pháp khơi gợi, không áp đặt lên tư tưởng, tình cảm của người xem.

Chính vì vậy, có nhiều cách nhìn lại, hoặc tìm về quá khứ, nhưng đa số vẫn ở dạng "ôn cố tri tân". Muốn làm cho quá khứ sinh động ở hiện tại, thậm chí tái sinh trong hiện tại, cách tối ưu nhất là tái sáng tạo quá khứ bằng các tác phẩm nghệ thuật. Xem các loạt tranh sơn mài Vết tích, Bóng thời gian… của Đặng Thị Phượng sẽ thấy rõ ý niệm tái sáng tạo này.

Đặng Thị Phượng (sinh năm 1983) tại Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cô tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Huế năm 2012, sau đó hoàn thành thạc sĩ nghệ thuật thị giác tại Đại học Mahasarakham, Thái Lan năm 2015 và hiện là giảng viên mỹ thuật, khoa Kiến trúc (Đại học Kiến trúc Đà Nẵng). Thời sinh viên khó khăn vào Huế học trường nghệ thuật, có những năm tháng thiếu thốn nhưng... thơ mộng. Cô cùng bạn bè khám phá cố đô, cảm nhận những phôi pha và cả những vẻ đẹp vĩnh cửu như những câu thơ của Thu Bồn: "… Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ/Nên chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu/Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng/Mặt trời vàng và mắt em nâu".

Họa sĩ Đặng Thị Phượng tâm sự: "Qua những tác phẩm trưng bày, tôi hướng mình theo một lối vẽ không gần quá vào việc trực tiếp tả thực, mà cảm nhận hiện thực bằng ký ức, bằng những nỗi niềm suy tư với sự cảm nhận riêng của mình. Chính vì vậy, tranh của tôi có lẽ thiên về sự bứt phá về hình mảng, xô lệch về bố cục và đường nét, màu sắc đậm nhạt cũng khó mà tươi tắn. Thiết nghĩ, khi đã cảm trong lòng sâu nặng, day dứt và nuối tiếc, hoài nhớ thì người họa sĩ nào cũng muốn bộc bạch nội tâm của mình, với tôi cũng không phải là ngoại lệ".

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 7.

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 8.

Phượng chắt lọc các họa tiết, câu chuyện từ trong kiến trúc, di sản Huế để tái truyền đạt, tái kiến thiết trong không gian mới, bằng phương pháp khơi gợi

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 9.

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 10.

Qua những tác phẩm trưng bày, cô hướng mình theo một lối vẽ không gần quá vào việc trực tiếp tả thực, mà cảm nhận hiện thực bằng ký ức

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 11.

"Qua những tác phẩm trưng bày, tôi hướng mình theo một lối vẽ không gần quá vào việc trực tiếp tả thực, mà cảm nhận hiện thực bằng ký ức, bằng những nỗi niềm suy tư với sự cảm nhận riêng của mình", họa sĩ Đặng Thị Phượng tâm sự

NVCC

Với 'Bóng thời gian', cùng họa sĩ Đặng Thị Phượng ‘dắt anh lên những ngôi đền cổ’ - Ảnh 16.

Ấn phẩm giới thiệu triển lãm Bóng thời gian

QUỲNH TRÂN

Cũng như Phượng tâm sự: "Tôi không quá chú tâm vào sự cần thiết phải có nét độc đáo, khác biệt nào, cho dù điều đó là khá quan trọng và có ý nghĩa, nhưng nếu những tác phẩm của mình làm người xem nhận ra được sự níu kéo thời gian qua các hình thể, sắc âm khác nhau, thì đó cũng là một trong những điều mà tôi tạm hài lòng. Dường như tôi đã lạc vào chốn không gian biểu hiện qua cách tiếp cận và sáng tạo của mình. Ở đó, tôi mãi vẫn cảm thấy lòng trĩu nặng, man mác trước những dấu vết phế tích còn lại như ánh sáng hắt hiu của bóng thời gian nghiệt ngã trong hơi thở dài của tháng năm muôn thuở…".

Cố đô Huế đi vào lớp lang sơn mài, vừa hàn lâm, vừa phá cách, làm cho tranh Đặng Thị Phượng khó lẫn với ai khác. Cố đô hiện ra trong các tác phẩm của Đặng Thị Phượng khá tự nhiên để có một triển lãm Bóng thời gian thật đầy đặn, diễn ra từ nay đến hết ngày 19.3.2023.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.