Tầm cao mới cho chương trình tên lửa Triều Tiên

01/01/2023 09:25 GMT+7

Triều Tiên đã đẩy mạnh chương trình tên lửa vào năm 2022, trong bối cảnh các sự kiện thế giới như đại dịch Covid-19 và chiến sự ở Ukraine đã làm giảm áp lực quốc tế lên Bình Nhưỡng.

Hồi tháng 5, nước này công bố đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên, sau đó kéo dài thời gian đóng biên và tiếp tục ngừng tiếp xúc quốc tế.Tuy nhiên, điều đó không làm chậm tiến độ thử nghiệm vũ khí của Bình Nhưỡng. Và năm qua có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất rằng Triều Tiên đang tự xem mình là một cường quốc vũ khí hạt nhân.

Trong nhiều năm, Bình Nhưỡng đã bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa.

Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga đã phủ quyết một nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên vào tháng 5.

Động thái này lần đầu công khai chia rẽ hội đồng kể từ khi Bình Nhưỡng bắt đầu bị trừng phạt vào năm 2006.

Triều Tiên đã có một năm 2022 bận rộn. Nước này đã tiếp tục thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa, tung ra một loạt tên lửa tầm ngắn, và bắt đầu chuẩn bị mở lại địa điểm thử nghiệm hạt nhân đã đóng cửa.

Nước này cũng đã phóng thành công tên lửa mới, khổng lồ mang tên Hwasong-17, được cho là có tầm tấn công đến bất cứ nơi nào trên nước Mỹ.

Một cựu quan chức ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại lớn về những diễn biến trong chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng, và cho rằng khả năng phi hạt nhân hóa Triều Tiên gần như đã không còn.

Khi Triều Tiên mở cửa thương mại và du lịch trở lại, các nhà phân tích cho rằng nước này có thể sẽ tiếp tục đứng về phía Trung Quốc và Nga và ít quan tâm đến sự can dự của Mỹ hoặc Hàn Quốc.

Căng thẳng gia tăng có thể sẽ tiếp tục nếu Bình Nhưỡng thấy Covid-19 là một mối đe dọa quá lớn để quay lại bàn đàm phán.

Và điều này đồng nghĩa với việc se có nhiều cuộc thử nghiệm vũ khí hơn nữa trong năm 2023.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.