Thiết kế lỗi là điểm yếu chí tử của xe tăng Nga?

Thiết kế lỗi là điểm yếu chí tử của xe tăng Nga?

10/05/2023 08:59 GMT+7

Trong cuộc xung đột Ukraine-Nga, lực lượng xe tăng của cả hai bên đã chịu những tổn thất lớn.

Theo ước tính của Oryx, trang chuyên theo dõi tổn thất của các bên trong cuộc xung đột, đến cuối tháng 4.2023, Nga có thể đã mất trên 1.900 xe tăng  gồm bị phá hủy, bị hư hỏng, bị bỏ lại hay bị đối phương chiếm mất. Ước tính của Oryx về phía Ukraine là tổn thất 490 chiếc xe tăng.

Các loại xe tăng được hai bên tung vào cuộc xung đột đều là những thiết kế xuất phát từ thời Liên Xô. Chiếm số lượng lớn là T-72 cùng phiên bản mới hơn là T-90, và T-64 với phiên bản sau là T-80. Ngoài ra cũng có một số lượng xe tăng đời cũ T-62 được Nga chuyển tới các mặt trận.

Tổn thất lớn về xe tăng ở phía Nga có một phần lớn nguyên nhân là vì không có chiến thuật hợp đồng chiến đấu hợp lý. Nhưng một nguyên nhân quan trọng khác, theo giới chuyên chuyên gia quân sự, là các loại xe tăng Nga đang được hai bên sử dụng ở Ukraine mắc phải một khuyết điểm nghiêm trọng, có biệt danh là hiệu ứng "nổ bung nóc".

Vấn đề này liên quan đế việc trữ đạn trong xe tăng. Không như xe tăng hiện đại của phương Tây, xe tăng Nga mang nhiều đạn bên trong tháp pháo. 

Đây là điểm yếu lớn vì chỉ cần một phát bắn trúng dù không phá hủy được xe nhưng vẫn có thể kích hoạt một vụ nổ dây chuyền làm nổ tung toàn bộ kho đạn lên đến 40 quả bên trong tháp pháo.

Sức nổ khủng khiếp này dễ dàng đẩy bung tháp pháo lên cao như các video đã cho thấy.

Ông Sam Bendett, cố vấn của Chương trình Nghiên cứu Nga tại CNA, cho biết: "những gì chúng ta đang chứng kiến với xe tăng Nga là một lỗi thiết kế. Một phát đạn trúng đích… sẽ nhanh chóng làm đạn dược bùng cháy gây ra một vụ nổ lớn, và tháp pháo sẽ bị thổi bay theo đúng nghĩa đen của nó".

Ông Nicholas Drummond, một nhà phân tích công nghiệp quốc phòng, cho biết với lỗi này, nếu kíp lái - thường gồm 3 người - không kịp thoát thân trong những giây đầu tiên sau khi trúng đạn, thì họ sẽ mất mạng.

Lỗi lâu đời

Điều đáng nói là khuyết điểm trong thiết kế xe tăng Nga đã lộ rõ từ rất lâu. Các quân đội phương Tây đã nhận ra điều này trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 và 2003, khi Iraq có số lượng lớn xe tăng T-72 chịu số phận tương tự là tháp pháo bị thổi tung khỏi xe khi trung tên lửa chống tăng.

Ông Drummond cho biết Nga đã không học được bài học từ Iraq. Các xe tăng của Nga ở Ukraine có lỗi thiết kế tương tự với hệ thống tự động nạp đạn.

Khi dòng tăng T-90, phiên bản kế nhiệm của T-72, được đưa vào sử dụng năm 1992, lớp giáp đã được nâng cấp nhưng hệ thống nạp đạn vẫn không thay đổi nhiều.

Nga đã mất một nửa số xe tăng T-72 tại Ukraine?

Còn T-80, một loại xe tăng khác của Nga tham gia chiến dịch ở Ukraine  cũng có hệ thống nạp đạn tự động tương tự. 

Ưu điểm của thiết kế này là tiết kiệm không gian và giúp xe tăng Nga có chiều cao thấp hơn nên khó bị bắn trúng hơn.

Tuy nhiên, các quân đội phương Tây sau khi nhận ra điểm yếu của xe tăng T-72 ở Iraq đã nhanh chóng tìm cách đặt đạn dược trong một khoang riêng biệt. Một ví dụ là xe chiến đấu bộ binh Stryker của Mỹ có tháp pháo hoàn toàn tách biệt với khoang lái, nêu nếu tháp pháo có trúng đạn thì tổ lái vẫn an toàn.

Các loại xe tăng phương Tây như M1 Abrams có kích thước lớn và không trang bị hệ thống nạp đạn tự động xoay vòng. Trong xe Abrams, người thứ 4 trong kíp lái lấy đạn từ một khoang kín để nạp vào pháo. Khoang này có cửa để đóng lại sau mỗi lần lấy đạn. Vì vậy, nếu xe tăng trúng đạn thì khó có nguy cơ xảy ra nổ đạn lớn bên trong tháp pháo.

Bên cạnh đó, ông Drummond cho biết loại đạn pháo mà quân đội phương Tây sử dụng đôi khi cháy dưới nhiệt độ cao do tên lửa chống tăng gây ra, nhưng chúng không phát nổ.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.