Tìm cách đổi mới lực lượng lao động Việt Nam

Tìm cách đổi mới lực lượng lao động Việt Nam

21/03/2024 13:45 GMT+7

Ngày 20.3, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam phối hợp với Đại học Fulbright tổ chức sự kiện kỷ niệm Ngày của Bắc Âu 2024. Đại sứ các nước đã có những chia sẻ về kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đổi mới lực lượng lao động để đáp ứng hiệu quả nhu cầu toàn cầu.

Tìm cách đổi mới lực lượng lao động Việt Nam | CDKT

Việt Nam đang đặt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao hơn và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta đang chuyển dịch thị trường lao động sang các ngành công nghiệp và công nghệ kỹ thuật cao, tay nghề cao. Tuy nhiên, sự dịch chuyển không hề dễ dàng. Dựa trên kinh nghiệm từ các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan, quá trình chuyển dịch lao động đòi hỏi cần thiết phải chú trọng tới đổi mới, số hóa, đào tạo nghề, giáo dục, phát triển kỹ năng, và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

Ngày 20.3, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam, gồm Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển phối hợp với Đại học Fulbright tổ chức sự kiện kỷ niệm Ngày của Bắc Âu 2024. Chủ đề sự kiện năm nay là "Nâng cao tính thích ứng của thị trường lao động Việt Nam - kinh nghiệm Bắc Âu và khuyến nghị đối với Việt Nam", tức bàn về việc làm thế nào để một thị trường lao động thích ứng có thể đáp ứng hiệu quả nhu cầu toàn cầu, thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh.

Theo đó, trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển đổi quan trọng, chuyển từ một nước nông nghiệp có thu nhập thấp sang một nước hiện đại hóa có thu nhập trung bình thấp. Sự chuyên đôi này được thúc đẩy bởi cải cách kinh tế, thương mại tự do, và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhờ đó, Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, thu hút đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Việt Nam hiện đang đặt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao hơn và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam đang chuyển dịch thị trường lao động sang các ngành công nghiệp và công nghệ kỹ thuật cao, tay nghề cao.

Tìm cách đổi mới lực lượng lao động Việt Nam- Ảnh 1.

Đại sứ các nước Bắc Âu tại sự kiện kỷ niệm Ngày của Bắc Âu 2024

THẢO NHÂN

Theo Đại sứ Phần Lan, ông Keijo Norvanto, cho biết an sinh và đổi mới sáng tạo là những yếu tố then chốt tạo nên thành công của Khu vực Bắc Âu. Ngoài ra, các quốc gia Bắc Âu cũng rất chú trọng đến việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Thời gian làm việc phù hợp cho nhân viên, linh hoạt trong công việc, nhiều hình thức hỗ trợ cho các gia đình bao gồm chế độ nghỉ chăm con cho cả cha và mẹ cũng như dịch vụ chăm sóc trẻ với chi phí phải chăng, là một vài trong số rất nhiều sáng kiến xã hội để đảm bảo sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Do đó, theo Đại sứ Thụy Điển Ann Mawe, các bên sử dụng lao động, công đoàn và chính phủ ở Khu vực Bắc Âu đang hợp tác chặt chẽ nhằm tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội phát triển tốt cho cá nhân. Bà Mawe cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các kế hoạch mạnh mẽ bao gồm hệ thống bảo hiểm xã hội để đối mặt với những thách thức như dân số già hóa. Điều này cũng sẽ sớm trở thành một thực tế cấp bách đối với Việt Nam.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.