An ninh quốc phòng thế giới sẽ diễn biến ra sao?

An ninh quốc phòng thế giới sẽ diễn biến ra sao?

16/02/2024 15:18 GMT+7

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS-Anh) cho thấy môi trường an ninh toàn cầu đang xuống cấp từ châu Âu đến châu Á, và tình hình hiện tại báo hiệu một thập niên nguy hiểm hơn trong thời gian tới.

Đánh giá thường niên về năng lực quân sự toàn cầu và kinh tế quốc phòng của IISS viện dẫn những xung đột gia tăng như xung đột Hamas - Israel và xung đột tại Ukraine, theo Đài CNA đưa tin ngày 13.2.

Theo đó, thập niên tới có thể chứng kiến “sự áp dụng trắng trợn của một số thế lực quân sự để theo đuổi các yêu sách, gợi lên cách tiếp cận mạnh là đúng”. Kết quả là chi tiêu quốc phòng đã tăng, với mức toàn cầu tăng 9%, đạt kỷ lục 2,2 ngàn tỉ USD vào năm 2023.

Tổng chi tiêu của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Trung Quốc, Nga và Ấn Độ chiếm hơn 70% chi tiêu quân sự toàn cầu. Chi tiêu này dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa trong năm nay.

Tại châu Âu, việc Nga đưa quân sang Ukraine đã khiến các nước châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng. Trong khi phương Tây tăng chi tiêu quốc phòng, Nga và Trung Quốc cũng tăng theo.

Trong khi đó, tại châu Á, nhiều nước tăng ngân sách quốc phòng như Nhật Bản và Hàn Quốc. Philippines cũng đồng ý để Mỹ tiếp cận căn cứ nhiều hơn, trong khi Nhật và Úc đang cùng làm việc nhiều hơn về các vấn đề phòng vệ.

Tàu sân bay thứ 3 và có năng lực mạnh nhất là Phúc Kiến đang sắp thử nghiệm trên biển, trong khi hải quân nước này diễn tập gần đảo Guam hơn, cũng như tập trận với các tàu Nga gần bờ biển Alaska (Mỹ).

Điều này khiến Mỹ và Canada phải thích nghi, trong đó Mỹ chuyển một cơ sở ở Alaska thành cảng nước sâu Bắc Cực đầu tiên, nơi các tàu hải quân có thể cập cảng.

An ninh quốc phòng thế giới sẽ diễn biến ra sao?- Ảnh 1.

Cuộc thử nghiệm tên lửa đất đối biển mới của Triều Tiên, ảnh công bố ngày 15.2.2024

KCNA

Tại bán đảo Triều Tiên, các cuộc thử nghiệm tên lửa của CHDCND Triều Tiên đã dẫn đến hàng loạt nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng ở Hàn Quốc.

Báo cáo của IISS còn cho rằng châu Á đang trở thành điểm nóng của phát triển phòng vệ dưới nước, khi Trung Quốc, Úc và hai miền Triều Tiên theo đuổi những sự nâng cấp năng lực tàu ngầm lớn.

Ngoài ra, báo cáo còn chỉ ra rằng lực lượng vũ trang của một số quốc gia đang khôi phục mối quan tâm đến các thiết bị cũ, đồng thời đón nhận công nghệ mới như phương tiện lượn bội siêu thanh và tên lửa hành trình hoặc đạn dược tấn công trực tiếp.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.