Giao tranh phe phái Sudan tác động ra sao đến các cường quốc?

Giao tranh phe phái Sudan tác động ra sao đến các cường quốc?

23/04/2023 08:00 GMT+7

Giao tranh đã nổ ra ở thủ đô Khartoum của Sudan và các nơi khác trên khắp cả nước khi các phe phái quân sự tranh giành quyền kiểm soát. Điều này đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng, làm chệch hướng quá trình chuyển sang chế độ dân sự và có thể gây bất ổn cho khu vực đầy biến động.

Thế giới đang dõi theo cuộc tranh giành quyền lực diễn ra giữa các phe phái quân sự ở Sudan.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho biết: “Tôi mạnh mẽ lên án việc bùng nổ giao tranh…”

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhận định rằng: “Đó là một tình huống mong manh…”

Sudan nằm ở vị trí chiến lược giáp biển Đỏ, khu vực Sahel và Sừng châu Phi...

Và cuộc xung đột có thể gây bất ổn hơn nữa cho một khu vực vốn lâu nay đã mất ổn định.

Vậy cuộc khủng hoảng Sudan nguy hiểm ra sao đối với thế giới?

Cuộc khủng hoảng Sudan nguy hiểm ra sao đối với các cường quốc thế giới? - Ảnh 1.

Khói bốc lên ở Omdurman, gần cầu Halfaya, trong cuộc đụng độ giữa Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự và quân đội chính phủ hôm 15.4

REUTERS

Mỹ

Nhà Trắng đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.

Các cường quốc phương Tây, trong đó có Mỹ, đã ủng hộ quá trình chuyển đổi sang thể chế bầu cử dân chủ sau cuộc lật đổ Tổng thống Omar al-Bashir vào năm 2019.

Sau một cuộc đảo chính quân sự vào năm 2021, phương Tây ngừng hỗ trợ tài chính và ủng hộ kế hoạch về một quá trình chuyển đổi mới và một chính phủ dân sự.

Các cường quốc phương Tây cũng lo sợ khả năng Nga đặt căn cứ trên biển Đỏ, khi giới lãnh đạo quân sự Sudan đã bày tỏ sẽ sẵn sàng xem xét.

Hai nhân vật ở tâm điểm xung đột phe phái Sudan là ai?

Nga

Thỏa thuận để xây dựng một căn cứ ban đầu đã đạt được dưới thời cựu Tổng thống Bashir, và các nhà lãnh đạo quân sự cho biết vẫn đang được xem xét.

Moscow từ lâu đã tìm kiếm các cảng nước ấm cho lực lượng hải quân của mình và vào năm 2020, Tổng thống Vladimir Putin cho biết ông đã thông qua đề xuất thành lập một trung tâm hậu cần ở Sudan.

Một trong những người đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột hiện tại, Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, hay Hemedti, đã đến thăm Nga vào đầu năm nay. Ông tuyên bố Sudan không có vấn đề gì với việc các quốc gia mở căn cứ ở nước này, miễn là không gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Các quốc gia vùng Vịnh

Cùng với Nga, ông Hemedti đã thiết lập quan hệ với các cường quốc khu vực khác như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

UAE, cùng với cường quốc dầu mỏ Ả Rập Xê Út, đã tìm cách tác động tình hình ở Sudan.

Họ coi việc tước bỏ quyền lực của ông Bashir là một cách để hồi sinh ảnh hưởng Hồi giáo và củng cố sự ổn định trong khu vực, cùng với Mỹ và Anh.

Trong khi đó, Ai Cập là đồng minh quan trọng nhất của lực lượng vũ trang Sudan và chỉ huy quân đội Abdel Fattah al-Burhan, một nhân vật chủ chốt khác trong cuộc xung đột hiện tại.

Điều gì có thể xảy ra tiếp theo?

Những lời kêu gọi ngừng bắn và quay trở lại đàm phán có vẻ không được chào đón.

Khả năng giao tranh kéo dài đang làm tăng nguy cơ xảy ra nội chiến… và làm phức tạp thêm cuộc khủng hoảng về kinh tế và nhân đạo ở Sudan.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.