Israel 'đã học cách chết chung, giờ cần học cách sống chung'

Israel 'đã học cách chết chung, giờ cần học cách sống chung'

La Vi
La Vi
21/11/2023 19:23 GMT+7

Anh Jamal Warraqi, một nhân viên y tế tình nguyện, là một trong những người đầu tiên đến Be'eri sau khi các tay súng Hamas tấn công trang trại tập thể ở miền nam Israel vào ngày 7.10. Cảnh tượng những gia đình và trẻ em bị sát hại có lẽ mãi mãi hằn sâu trong tâm trí của anh.

Nhân viên y tế tình nguyện Jamal Warraqi là một trong những người đầu tiên đến trang trại tập thể Be'eri ở miền nam Israel sau cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7.10.

Anh đã chứng kiến cảnh tàn sát thường dân trong trang trại, là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc tấn công.

Hơn 1 tháng sau, anh vẫn còn bàng hoàng khi nhớ lại sự tàn bạo mà mình đã chứng kiến.

Theo giới chức Israel, ít nhất 1.300 người đã thiệt mạng, chủ yếu là dân thường.

Những người dân sống sót đã được sơ tán và Israel đã tiến hành một chiến dịch oanh tạc và tấn công trên bộ nhằm vào Hamas ở Gaza, khiến hơn 11.500 người thiệt mạng.

Anh Warraqi kể: "Khi chúng tôi mới đến trang trại tập thể thì nơi đầu tiên là Be'eri. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng điều đó có thể là sự thật. Có lúc tôi nghĩ rằng mình đang mơ, tôi đang ở một phim trường hay thứ gì đó tương tự. Tôi thấy mọi thứ bị phá hủy, rất nhiều ngôi nhà bị đốt cháy, những người bị tàn sát và bị giết ngay trong ngôi nhà của họ và sau đó ngôi nhà sẽ bị đốt cháy".

Nhân viên y tế nhớ lại cuộc thảm sát đẫm máu của Hamas  - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tình nguyện Jamal Warraqi vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại cuộc thảm sát đẫm máu hôm 7.10

REUTERS

Anh Warraqi nói các tay súng Hamas cũng không tha cho người Hồi giáo trong cuộc tấn công.

Anh kể lại việc mình chăm sóc hai phụ nữ Ả Rập đội khăn trùm đầu và ba tài xế xe buýt Ả Rập từ Đông Jerusalem, tất cả đều bị những kẻ tấn công bắn.

“Điều đó có nghĩa là họ không làm điều này vì đất nước hay tôn giáo, họ chỉ làm điều này vì lòng thù hận", anh nói.

Anh Warraqi vẫn hy vọng người Do Thái, người Ả Rập, người theo đạo Cơ đốc và người theo đạo Hồi có thể học cách chung sống cùng nhau ở Israel.

Anh nói rằng không có cách nào khác trước mắt.

Anh Warraqi chia sẻ: "Dĩ nhiên, chúng ta cần sống với nhau. Đó không phải là câu hỏi mà là nhu cầu. Ngày hôm nay, tôi nghĩ Israel đã học cách chết chung với nhau. Giờ là lúc học cách sống chung với nhau. Tôi tin vậy đó, Người Do Thái, người Ả Rập, tín đồ Thiên chúa giáo hay Hồi giáo - chúng ta như nhau cả. Israel là một cơ thể lớn, và mỗi chúng ta là một phần của cơ thể đó. Nếu chỉ một phần bị mất thì cả cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường được. Vậy nên chúng ta phải lo chuyện này, chúng ta phải chấm dứt hận thù và bắt đầu chung sống".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.